Tiểu sử Lê Tấn Quốc (sinh 1927)

Cách mạng Tháng Tám, Lê Tấn Quốc tham gia biểu tình cướp chính quyền ở Thủ Đức. Sau đó, ông được bầu làm bí thư Ban Chấp hành Thanh niên cứu quốc làng Tam Đa. Tháng 5 năm 1948, Lê Tấn Quốc được kết nạp vào Đảng.[4]

Ông tham gia hầu hết những trận đánh với vai trò đội trưởng đội biệt động từ đội C10, C50, C67 và biệt động Thành đoàn. Ngày 26 tháng 12 năm 1960, Lê Tấn Quốc lúc đó là đại đội trưởng đội C10 Khu ủy Sài Gòn - Gia Định đã tham gia trận đánh đầu tiên của ông là tấn công Câu lạc bộ golf Sài Gòn trong khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất.[5]

Khi đội biệt động 67 được thành lập, ông được trao trọng trách đội trưởng, chính trị viên đội biệt động 67. Và sau đó là biệt phái qua Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định.[5] Trong thời gian này ông và đồng đội thực hiện 250 cuộc khai hỏa giết gần 1000 quân đối phương; điển hình như các trận đánh vào sân Dạ Cầu, sân vận động Cộng Hòa.[5]

Đầu năm 1969, ông bị thương làm hỏng mắt[5] trái trong một trận càn và bị bắt nhốt tại quận Trúc Giang, Bến Tre. Tháng 9 năm 1969, ông bị đưa đến trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc.[4] Năm 1973, ông được trao trả tại Thạch Hãn (Quảng Trị) theo Hiệp định Paris.[5]

Năm 1975, ông trực tiếp tham gia cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975 ở cánh Tây Nam.[4]

Sau 1975, ông công tác tại Ban Chỉ huy quân sự quận 5 và tháng 11 năm 1987, Lê Tấn Quốc được phong hàm Đại tá. Ông nghỉ hưu năm 1988 và mất năm 2006. Năm 2010, ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân